Ổ cứng SSD bị “bào mòn” và dữ liệu “biến mất”? Nên chọn SSD hay HDD?
Trong thời điểm mùa hè này có nhiều bạn đang chuẩn bị tìm mua cho mình những chiếc laptop để phục vụ cho học tập cho năm học sắp tới. Có nhiều bạn chỉ đơn giản cần một mẫu laptop cơ bản để phục vụ các tác vụ như lướt web, xem phim, giải trí không cần cấu hình cao cũng như bộ nhớ lớn. Tuy nhiên có một câu hỏi mà nhiều bạn phân vân khi mua laptop, đó là nên chọn laptop sử dụng ổ cứng HDD hay SSD.
Vậy sự khác biệt giữ hai mẫu ổ cứng này là gì? Tại sao SSD lại đắt hơn HDD? Dùng nó có khác biệt nhiều không mà lại cần bỏ ra số tiền lớn hơn cho SSD? Cùng demo.laptopcentre.com.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Xem thêm các sản phẩm SSD và HDD:
SSD và HDD là gì?
Định nghĩa cơ bản về HDD và SSD như sau:
HDD viết tắt của Hard Disk Drive có nghĩa là ổ cứng.
SSD viết tắt của Solid State Drive nghĩa là ổ cứng thể rắn.
HDD có kích thước lớn hơn SSD rất nhiều do đó các máy có sử dụng ổ HDD thường không có kích thước mỏng nhẹ như máy sử dụng ổ SSD. Ổ HDD còn có bộ phận di chuyển trong khi hoạt động còn ổ SSD thì không có. Cấu trúc của HDD gồm một đĩa lưu trữ thông tin và một cần di chuyển đi ghi lại thông tin cũng như dò tìm thông tin khi cần thiết. Trong khi đó ổ SSD chỉ đơn giản là các chip điện tử, có thể tưởng tượng SSD như một chiếc USB bên trong sử dụng chip nhớ rất là nhỏ và tốn rất ít điện năng.
Do cấu trúc khác nhau nên khi máy hoạt động ổ HDD sẽ tạo rung động nhất định do cần di chuyển hoạt động để dò tìm thông tin. Khi sờ vào máy có thể cảm thấy sự rung nhẹ bên trong máy hoặc âm thanh phát ra từ ổ HDD. Còn laptop có SSD sẽ nằm im và không có cảm giác gì cả.
Tại sao ổ SSD chạy nhanh hơn ổ HDD?
Ổ SSD chạy nhanh hơn HDD ít nhất đến 5 lần, nhiều hơn là 7 thậm chí 10 lần. Tại sao lại như vậy?
Một ổ HDD có tốc độ đọc nhớ là 50-100MB/s trong khi một ổ SSD dành cho người tiêu dùng cơ bản đã có tốc độ lên đến 400-500MB/s. Đối với các loại SSD cao cấp hơn thì tốc độ đọc và ghi của nó còn cao hơn gấp nhiều lần nữa.
Lí do đơn giản nhất cho sự khác biệt về tốc độ này chính là ở cấu tạo. Với một ổ đĩa và một cần di chuyển vật lý, HDD tốn không ít thời gian để cần di chuyển dò tìm thông tin trên đĩa. Trong khi SSD lại không mất thời gian như vậy, tốc độ của SSD có thẻ nói là nhanh tương đương với dòng điện đi qua nó.
Ví dụ khi muốn khởi động một phần mềm trong máy, vởi ổ HDD nó sẽ phải dò tìm từng thành phần dữ liệu cần thiết để khởi động phần mềm đó, trong khi với SSD mọi dữ liệu cần thiết dù ở bất cứ đâu cũng sẽ lập tức xuất hiện. Cấu tạo khác nhau tạo nên tốc độ khác nhau, nhờ đó mà SSD hiện ngày càng được nhiều người ưa chuộng sử dụng hơn.
Bạn nên chọn ổ cứng HDD hay ổ cứng SDD?
Xét về độ bền, ổ SSD sẽ bền hơn ổ HDD. Bởi cấu tạo có nhiều bộ phận di chuyển cơ học nên laptop sử dụng ổ HDD cần tránh những va chạm mạnh vì có thể làm hỏng ổ cứng. Trong khi ổ SDD thì lại an toàn hơn khi gặp những va chạm tương tự. Có nhiều thông tin cho rằng ổ SSD nhanh hỏng và nhanh bị “bào mòn” cũng như dữ liệu “biến mất”. Trên thực tế các nhà khoa học lại cho biết điều ngược lại, ổ SSD có độ bền rất cao và dữ liệu trong nó không biến mất dù lâu ngày bạn không sử dụng. Thực tế cho thấy những ổ SSD đời đầu chỉ có 65GB cũng vẫn có thể hoạt động tốt ở thời điểm hiện tại.
SSD nhanh hơn HDD nhờ cấu tạo không chuyển động vật lý cùng cơ chế ghi nhớ tối ưu tốc độ.
SSD tiết kiệm điện năng tốt hơn HDD do trong SSD có chứa chip nhớ flash ở bên trong giúp tiết kiệm pin nên nhiều mẫu laptop hiện nay đang ưa thích dùng ổ SSD hơn. Khi một SSD hoạt động chúng ta có thể tốn 2-3W điện, nhưng khi HDD hoạt động chúng ta sẽ tốn đến 6-7W điện.
Nhưng tại sao nhiều người vẫn lưỡng lự không lựa chọn SSD?
Bởi SSD có giá đắt hơn HDD rất là nhiều. Thực tế giá của SSD đắt hơn từ 4-5 lần HDD. Ví dụ, có 1 SSD và 1 HDD dung lượng đều là 1TB thì bạn sẽ chỉ phải trả 1 400 đồng cho 1 GB trên ổ HDD nhưng còn ổ SSD số tiền này là 7 500 đồng.
Các loại SSD nào có thể mua hiện nay?
Các loại tiêu chuẩn SSD bạn nên biết là SSD SATA, SSD M.2 SATA và SSD M.2 NVME. Trong đó M.2 là dạng mạch không có vỏ màu xanh có chân cắm. Nhờ cổng giao tiếp M.2 mà tốc độ được đẩy lên khá là nhiều so với tiêu chuẩn SATA cơ bản.
Cần nhấn mạnh rằng với hai loại SSD M.2 thì có SSD M.2 tiêu chuẩn SATA và M.2 tiêu chuẩn NVME. Với SSD M.2 SATA thì mặc dù là cắm vào cổng M.2 nhưng tốc độ vẫn chỉ là cơ bản như các SSD SATA khác, tức là tầm 400-500MB/s. Còn với SSD M.2 NVME thì có tốc độ nhanh hơn rất nhiều, tầm 1,5-2GB/s.
Có còn chỗ đứng cho HDD trong tương lai hay không?
Trong khi SSD mang nhiều ưu điểm hơn HDD đồng thời giá cũng ngày càng rẻ hơn thì liệu HDD còn được sử dụng nhiều trong tương lai hay không? Câu trả lời là có. Bởi HDD hiện vẫn đang là giải pháp lưu trữ giá rẻ với dung lượng lớn mà chúng ta có. Với giá rẻ hơn tận 5 lần so với SSD thì khi bỏ ra một số tiền tương đương mua SSD 1TB, bạn có thể mua HDD có dung lượng gấp 5 lần chỗ đó, tức 5TB. Và 5T là quá nhiều để sử dụng. Nếu bạn cần lưu trữ những phần mềm hay thành phần không cần đến tốc độ cao như kho ảnh, video, phim,… thì nên sử dụng HDD.
Tất nhiên SSD vẫn sẽ được ưa chuộng trong những mẫu laptop siêu mỏng, siêu đẹp nhưng với những chiếc máy không đặt nặng về thiết kế mỏng nhẹ thì HDD vẫn là lựa chọn phù hợp túi tiền.
Trên đây là những điểm khác nhau của HDD và SSD, hy vọng bạn sẽ chọn được loại ổ cứng phù hợp cho laptop của mình.
Tham khảo thêm các bài viết liên quan đến “ổ cứng”: