10 nguyên nhân khiến máy laptop nhanh nóng, hỏng máy
Bài viết này lí giải tại sao nhiều người mua laptop về chỉ để chơi game và lướt web mà máy laptop nhanh nóng, hỏng máy mà hỏng lại không biết sửa. Lỗi không phải do máy, lỗi do cách chúng ta dùng. Vậy hôm nay hãy cùng demo.laptopcentre.com.vn đi tìm hiểu 10 nguyên nhân khiến máy laptop nhanh nóng, hỏng máy nhé!
1. Không vệ sinh máy
Bụi bẩn khiến bàn phím kẹt, hệ thống tản nhiệt không hoạt động. Nên mọi người chú ý lau, hút bụi cho bàn phím 1 tuần 1 lần, hoặc dùng máy nhớ cất giữ cẩn thận.
Xem thêm:
2. Không dùng bao ni lông, túi chống sốc
Laptop to nên rất dễ va quẹt, dễ nứt vỡ nếu không cẩn thận. Laptop va chạm, rung lắc nhiều, không hư hỏng cũng ảnh hưởng đến các vi mạch. Mà tôi thấy đa số mọi người đều dùng túi đựng Laptop riêng nên cũng không sao.
3. Mang đồ ăn lên bàn
Cho dù có kĩ tính thì cũng sẽ rơi vãi đồ ăn, lâu ngày Laptop sẽ dơ, cũ và vụn thức ăn sẽ đi vào trong các vi mạch điện tử. Tốt nhất các mẹ nên dùng miếng dán bảo vệ bàn phím ấy, cẩn thận vẫn hơn. Mà thường thì ai ngồi trước màn hình laptop cũng ăn cả, nên phải quyết tâm dữ dội lắm nhé.
4. Che phần tản nhiệt
Nên có đế tản nhiệt cho Laptop, để máy đỡ nóng, không khí được lưu thông.
5. Đặt laptop lên đùi, nệm, đồ mềm
Việc đặt Laptop trên các vật mềm như chăn đệm là nguyên nhân khiến máy nhanh “ngỏm” do quá nóng. Bạn nên mua bàn kê Laptop, hoặc đặt thiết bị ở vị trí chắc chắn.
6. Dùng Laptop trên ô tô hoặc tàu
Các phương tiện như ô tô, tàu… khi di chuyển sẽ tạo ra sự rung lắc, nếu sử dụng Laptop sẽ không tốt cho ổ cứng của thiết bị.
7. Tháo pin khi dùng Laptop
Pin có thể hư khi tháo ra ngoài do bảo quản pin không đúng cách. Hiện nay, các loại Laptop có khả năng tự ngắt sạc khi pin đầy, chuyển sang dùng nguồn mà không cần tháo pin.
8. “Xài” cạn pin
Dùng pin Laptop đến cạn kiệt là nguyên nhân khiến tuổi thọ pin giảm nhanh chóng. Bạn nên dùng pin còn 10%-20%, rồi sạc lại, bởi nếu chỉ dùng vài % mà sạc nhiều lần, pin không được dùng đến sẽ tự chai.
9. Không dùng phần mềm diệt virus
Đôi khi bạn cắm USB không quét virus, hoặc chủ quan không cài phần mềm diệt virus cho Laptop, máy nhanh chóng bị các yếu tố độc hại xâm nhập, đánh mất dữ liệu, thậm chí làm hỏng ổ cứng Laptop. Cái này các mẹ chú ý nhé, tôi biết nhiều mẹ không bao giờ cài phần mềm diệt virus vì nghĩ “chỉ lướt web Fcebook bình thường thôi sợ gì”. Nguy hiểm lắm
10. Không dọn ổ cứng
Laptop sẽ chạy “chậm như rùa” bởi: file rác ngoài màn hình hoặc cài đặt nhiều ứng dụng ổ C, trong khi không dùng tới chúng. Nếu không sử dụng, bạn nên xóa hoặc remove các file này.
Thi thoảng tôi cũng mắc phải những lỗi này. Chúng ta nên thay đổi thói quen để đỡ phải thay máy