Máy tính lai Dell Ultrabook XPS 11: Mỏng – nhẹ – mạnh mẽ

Dell XPS 11 là một sản phẩm lai giữa laptop và máy tính bảng rất ấn tượng. Những đánh giá Dell XPS 11 dưới đây sẽ cho bạn thấy sản phẩm này khá hoàn hảo từ mặt thiết kế, màn hình cho tới cấu hình bên trong và ứng dụng.

Là một trong những chiếc laptop lai máy tính bảng đẹp nhất trên thị trường hiện nay, XPS 11 không chỉ sang trọng, đa dụng mà còn có cấu hình mạnh mẽ. Tuy vậy, bàn phím dạng phẳng khiến chiếc Ultrabook lai cao cấp này vẫn chưa thể là một lựa chọn hoàn hảo.

Tham khảo các mẫu laptop có phần cứng mạnh mẽ khác:

Cấu hình

  • Hệ điều hành: Win10 64bit
  • Chip xử lý: Intel® Core™ i5-4210Y
  • Ram 4GB
  • Bộ nhớ 128GB SSD

Thiết kế

Với thiết kế màn hình có thể xoay 360 độ để hỗ trợ tới 4 chế độ sử dụng, XPS 11 có vẻ đang muốn cạnh tranh mạnh mẽ cùng dòng Yoga của Lenovo và chiếc Aspire R7 về khả năng tùy biến kiểu dáng.

Màn hình cảm ứng 11.6 inch của XPS 11 có thể được sử dụng theo nhiều cách. Bạn có thể mở nắp máy để sử dụng ở chế độ laptop truyền thống với bàn phím nằm dưới màn hình. Khi gập hoàn toàn màn hình ra mặt sau, bạn có thể dùng XPS 11 ở chế độ tablet. Bạn cũng có thể mở màn hình ở chế độ gấp thân (tent) hoặc trình diễn (stand).

Phần lưng màn hình và phía dưới thân máy của XPS 11 được phủ chất liệu sợi carbon giúp chống vân tay và đem thẩm mỹ khác biệt hơn chất liệu kim loại đánh bóng thông thường. Phần đặt tay có vân mờ ở phía dưới bàn phím đem lại cảm giác bám rất dễ chịu khi sử dụng. Cả màn hình và phần nắp thân máy đều được bọc nhôm, góp phần tạo ra một thiết kế tổng thể khá tinh tế.

Cũng giống như nhiều sản phẩm lai khác, nút nguồn của XPS 11 được đặt ở cạnh trước của thân máy. Do nút nguồn này có màu đen giống như thân máy nên bạn có thể sẽ gặp khó khăn khi máy ở chế độ tắt. Khi bật máy, nút nguồn của XPS 11 sẽ có đèn chiếu.

Với cân nặng 1,13 kg, XPS 11 nhẹ cân hơn Yoga 11S (1,36 kg) khá nhiều song cũng chỉ có cân nặng tương đương với Surface Pro 2 (1,1 kg) khi gắn kèm bàn phím.

Với thân hình kích cỡ 30 x 20 x 1,5 cm, XPS 11 tốn nhiều diện tích hơn song lại mỏng hơn Yoga 11S (29,8 x 20,3 x 1,7 cm).

Màn hình và âm thanh

Màn hình cảm ứng 11.6 inches của nó được bảo vệ bởi lớp kính cường lực Corning Gorilla Glass NBT. Độ phân giải của màn hình là 2560 x 1440 pixel (Quad HD). Đây được đánh giá là màn hình có chất lượng hơn hẳn độ phân giải 1080p. XPS 11 có mật độ phân bố điểm ảnh là 253 ppi, cao hơn nhiều so với Apple MacBook Pro (227 ppi). Chính từ những đặc điểm đó, XPS 11 giúp bạn trải nghiệm video 1080p hay 4K cực kỳ rõ ràng và sắc nét.

Bàn phím và touchpad

Bàn phím cảm ứng chắc chắn là điểm trừ lớn nhất của sản phẩm này. Bàn phím dạng phẳng khiến người dùng khó thao tác do không có phản hồi lực từ bàn phím lên đầu ngón tay. Trong khi đó, kích thước của mỗi phím lại lớn khiến cho bạn khó mà đánh máy nhanh được. Hầu như mọi người chỉ sử dụng loại bàn phím này trong nhắn tin hay truy cập mạng xã hội, còn nếu bạn muốn đánh văn bản thì có lẽ sẽ bất tiện hơn nhiều. Tuy nhiên, phần touchpad của máy thì lại khá tốt. Touchpad của máy nhận diện click nhanh chóng và dễ dàng zoom màn hình như ý muốn.

Bàn phím vật lý dạng “chạm” của XPS 11 chắc chắn sẽ gây tranh cãi rất nhiều. Cũng giống như bàn phím Touch Cover của Microsoft trên dòng Surface, các phím của XPS 11 phẳng và gần như không có phản hồi lực.

Trong khi các phím có kích cỡ khá lớn, trải nghiệm gõ phím trên XPS 11 bất tiện hơn so với các bàn phím thông thường. Trong thử nghiệm của mình, các BTV của LaptopMag chỉ đạt được 42 từ/phút, thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình 56 từ/phút.

Nút F10 trên bàn phím cho phép bạn điều chỉnh độ nhạy và đèn chiếu trên phím, song ngay cả khi đã tùy chỉnh về mức độ nhạy nhất, bàn phím của XPS 11 vẫn mang lại rất nhiều khó khăn cho LaptopMag. Theo mặc định, XPS 11 cũng hỗ trợ âm báo mỗi lần nhấn phím, song âm báo này không thực sự hữu dụng vì không phát ngay lập tức sau khi nhấn phím.

Cổng kết nối

XPS 11 được trang bị một cổng USB 3.0, 1 cổng HDMI, nút điều chỉnh âm lượng và khe cắm tai nghe phía bên trái. Cạnh phải của máy chứa đầu đọc thẻ 3-trong-1, khóa Noble và 1 cổng USB 3.0 khác.

Webcam 720p của XPS 11 có chất lượng vừa đủ dùng. Các bức ảnh “tự sướng” của LaptopMag có màu sắc sáng và rực rỡ, song các chi tiết như sợi tóc sẽ bị mờ và phân mảnh.

Mặc dù có thiết kế khá mỏng nhưng Dell XPS 11 lại hỗ trợ rất nhiều kết nối ngoại vi thông dụng như 2 cổng USB 3.0, khe cắm thẻ SD, cổng HDMI, khe cắm tai nghe. Nó hơn hẳn các thiết bị như Apple MacBook Air không hỗ trợ kết nối thẻ SD và HDMI, còn Sony Vaio Tap 11 thì lại chỉ có một cổng kết nối USB 3.0. Về kết nối không dây, XPS 11 hỗ trợ kết nối wifi 802.11ac, Bluetooth 4.0 và WiDi 3.0.

Pin và hiệu năng

rong thử nghiệm lướt web qua Wi-Fi của LaptopMag, XPS 11 đạt mức 8 giờ 44 phút, vượt qua cả chiếc Yoga 11S (5 giờ 54 phút), Surface Pro 2 (8 giờ 2 phút) và mức trung bình 6 giờ 32 của laptop siêu di động cũng như mức 7 giờ 40 phút của tablet.

Với vi xử lý Core i5-4210Y 1.9 GHz và 4 GB RAM, XPS 11 có thể thực hiện công việc hàng ngày một cách dễ dàng. Các biên tập viên của LaptopMag có thể phát video Netflix, mở 10 tab Chrome mà không gặp phải hiện tượng chậm, giật. Ứng dụng camera khởi động chỉ trong vòng 1 giây và cũng không mất tới 1 giây để trở lại màn hình Start. Tuy vậy, quá trình chuyển hướng màn hình (từ ngang sang dọc) mất tới 3 giây. Đây là độ trễ quá lâu cho một chiếc tablet.

Trong thử nghiệm 3DMark Ice Storm, XPS 11 đạt điểm số chỉ 20.422, thấp hơn cả Surface Pro 2 (27.435) và mức trung bình 26.318.

Đồ họa XPS 11 không đủ để bạn có thể chơi các game “đỉnh” nhưng nhẹ như World of Warcraft. Trong game online số 1 thế giới này, XPS 11 chỉ đạt 12 khung hình/giây ở độ phân giải 1366 x 768 pixel, tùy chỉnh tối đa và thậm chí còn chỉ đạt 6 khung hình/giây ở độ phân giải mặc định 2560 x 1440 pixel. Khi chỉnh cài đặt đồ họa về tự động (autodetect), tốc độ khung hình đạt mức 28 khung hình/giây, vẫn thấp hơn mức “đủ” để mang tới trải nghiệm game chấp nhận được 30 khung hình/giây.

Ở cài đặt cao nhất và độ phân giải 1366 x 768 pixel, Surface Pro 2 đạt 24 khung hình/giây còn Yoga 11S đạt tới 30 khung hình/giây.

Xem thêm: 

Tổng kết

Vấn đề lớn nhất của XPS 11 là bàn phím thiết kế phẳng. Dường như Dell đã cố gắng thử nghiệm một loại hình bàn phím mới để giúp tạo ra một chiếc tablet mỏng và nhẹ hơn, nhưng đổi lại người dùng sẽ phải chấp nhận một trải nghiệm gõ phím khá khó chịu ở chế độ laptop. Chiếc Yoga 11S của Lenovo có chất lượng bàn phím tốt hơn hẳn và do đó sẽ là một lựa chọn tablet lai laptop hợp lý hơn cho người dùng cần làm việc trên laptop.

Nhìn chung, XPS 11 vẫn thực sự là một sản phẩm “đỉnh” có thiết kế đẹp, hiệu năng mạnh mẽ và thời lượng pin rất tốt. Tuy vậy, bạn sẽ phải xem xét rất kĩ về trải nghiệm bàn phím của XPS 11 trước khi quyết định mua máy.

Hàng thanh lý

Giá tốt nhất thị trường

Hub chuyển USB-C Lenovo Thinkplus 5-in-1 HDMI, USB3.0
  • Giá: 450.000 
  • Tồn kho: Còn hàng
Mã: USBLE.TC10
Sạc HP 19V 3.3A Chân 4.5A*3.0 kim nhỏ & Pavilion 14 14V 14N 15V 15R (HCP +)
  • Giá: 160.000 
  • Tồn kho: Còn hàng
Mã: STHP33.1
Sạc HP 180W (19V 9.5) Chân kim 7.5 (HCP)
  • Giá: 480.000 
  • Tồn kho: Còn hàng
Mã: STHP9.5
Vỏ A Asus VivoBook X501 47XJ5LCJN00 Đen Nhựa (ORG TM)
  • Giá: 100.000 
  • Tồn kho: Còn hàng
Mã: LKVNAS.X501.A
Vỏ B Asus VivoBook X551 Đen Nhựa (ORG TM)
  • Giá: 100.000 
  • Tồn kho: Còn hàng
Mã: LKVNAS.X551.B
...
Vỏ A Lenovo IdeaPad G50 70 Đen Nhựa & G50 80 Z50 80 (ORG TM)
  • Giá: 160.000 
  • Tồn kho: Còn hàng
Mã: LKVNLN.G5070.A

Nhãn hàng linh kiện

LaptopCentre cung cấp linh kiện phụ kiện laptop các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới