Nhận biết khi nào cần thay màn hình cảm ứng hoặc thay cả bộ màn hình?

Máy tính bảng cũng như các thiết bị điện thoại thông minh thường cần thay màn hình cảm ứng khi bị rơi vỡ, va chạm, hỏng cảm ứng, hỏng màn hình. Tuy nhiên, với những lỗi nào thì cần thay màn hình cảm ứng và những lỗi nào hoặc trường hợp nào cần thay toàn bộ màn hình? Đây là câu hỏi mà nhiều khách hàng khi đến với Laptopcentre thắc mắc. Bởi với nhiều trường hợp, chúng tôi chỉ cần thay kính hoặc màn cảm ứng với giá khá dễ chịu. Nhưng cũng có những trường hợp phải thay cả cụm màn hình với giá khá mắc, lên đến 2-3 triệu đồng.

thay màn hình cảm ứng

Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ lý giải lý do có sự khác biệt này. Sau đó bạn có thể kiểm tra thiết bị điện thoại, máy tính bảng của mình để xác định xem nếu không may hỏng cảm ứng thì bạn sẽ cần bỏ ra nhiều hay ít tiền để sửa chữa.

Xem thêm các bài viết:

Trước tiên chúng ta cần hiểu qua về một vài khái niệm về cấu tạo của màn hình cảm ứng trên các mẫu laptop, máy tính bảng hay điện thoại.

Cấu tạo của màn hình cảm ứng

Màn hình cảm ứng là một loại màn hình đáp ứng. Có nghĩa là nó sẽ phản hồi lại những thao tác vuốt, chạm, các thao tác điều khiển của con người. Màn hình cảm ứng đem đến những bước tiến vượt bậc về công nghệ, nền công nghiệp điện thoại, máy tính bảng,… Đồng thời góp phần tạo nên những trải nghiệm người dùng ngày càng tiên tiến, hiện đại hơn. Tuy nhiên nhiều người chưa thực sự hiểu về cấu tạo của màn hình cảm ứng, do đó khi thiết bị bị hỏng rất khó để xác định lỗi và phương án sửa chữa.

Cấu tạo màn hình cảm ứng thường có 3 phần như sau:

+ Màn hình hiển thị

+ Màn cảm ứng

+ Lớp kính ngoài

Màn hình cảm ứng của các thiết bị máy tính bảng sẽ có cấu tạo 3 lớp, với lớp dưới cùng là “chất nền” hiển thị. Ở nhiều mẫu máy thì đây là hỗn hợp dẻo, mỏng nhưng nay phổ biến là chất liệu cứng. Ngoài ra, tại chất nền này còn có màn hình LCD được phủ một lớp TFT (thin-film transitor – màng bán dẫn mỏng).

Lớp thứ hai chính là lớp màn cảm ứng với bộ lọc chống chói (có hoặc không).

Trên cùng là lớp bao phủ (kính ngoài) nằm riêng biệt. Lớp kinh này mặc dù thường đi riêng nhưng nhiều hãng quyết định ép nó vào lớp màn cảm ứng để hạn chế khoảng cách giữa các lớp tạo nên một màn hình trong veo và có chiều sâu. Lớp kính này thường được cung cấp bởi một hãng có tên tuổi lớn đó là hãng Corning với kính Gorilla Glass. Loại kính này được làm từ hợp kim kiềm – aluminosilicate nên nó có mức cường lực cao hơn rất nhiều so với kính truyền thống. Nó giảm những vết trầy xước, nứt vỡ trong quá trình sử dụng nhằm bảo vệ màn hình tốt hơn. Hiện nay, Gorilla Glass được nhiều thiết bị sử dụng như laptop, máy tính bảng (tablet) và điện thoại thông minh (smart phone). Thậm chí đã có những hãng đem loại kính cường lực này lên các thiết bị tivi LCD.

thay màn hình cảm ứng

Khi nào nên thay kính và khi nào nên thay cụm màn hình?

Với cấu tạo của màn hình cảm ứng chúng ta đã biết thì việc trả lời câu hỏi trên không hề khó. Khi nào thì cần thay màn hình cảm ứng và khi nào cần thay cả cụm màn hình. Với 3 lớp: màn hiển thị, màn cảm ứng và lớp kính ngoài tách biệt thì khi thiết bị hỏng bộ phận nào thì chúng ta sẽ sửa bộ phận đó.

Ví dụ, máy bị lỗi cảm ứng, các thành phần khác đều ổn thì chỉ cần thay màn cảm ứng. Nếu máy bị vỡ kính cường lực bên ngoài mà cảm ứng vẫn hoạt động bình thường thì bạn chỉ cần thay lớp kính cường lực. Việc chỉ thay một lớp kinh ngoài thường được gọi là “ép kính” hay là ép lại kính. Việc này đơn giản mất không nhiều thời gian và chi phí của bạn. Chất lượng sau sửa chữa cũng được đảm bảo chất lượng sử dụng như mới, đồng thời tại Laptopcentre còn được bảo hành từ 3-6 tháng cho các linh kiện màn hình cảm ứng.

Với ba lớp màn hình riêng biệt nhưng khi thiết bị bị va đập mạnh gây lỗi tại nhiều điểm như vỡ màn hình, hỏng cảm ứng, sọc màn hình,… thì lúc này bạn cần phải thay cả cụm màn hình. Việc thay cả cụm màn hình sẽ tốn nhiều tiền hơn so với thay từng bộ phận. Tuy nhiên nó lại đảm bảo chất lượng cho toàn bộ cụm màn hình.

Trường hợp màn cảm ứng được gắn trực tiếp lên lớp kính ngoài, hay lớp kính ngoài có khả năng cảm ứng bị hỏng, đi kèm các dấu hiệu như lỗi hiển thị (sọc màn hình hoặc chảy mực) kèm theo lỗi cảm ứng thì bạn cần thay cả cụm màn hình. Để xác định lỗi cũng như biết nên thay thế sữa chữa theo hướng nào thì bạn nên đem máy đến cửa hàng để đội ngũ kỹ thuật viên kiểm tra và báo lỗi. Đồng thời, nếu máy của bạn hiện không có sẵn chi tiết linh kiện màn hình cảm ứng thì chúng tôi cũng sẽ nhanh chóng đặt hàng linh kiện để giúp bạn sớm sửa chữa xong máy.

Xem thêm các bài viết về thay màn hình cảm ứng: 

Hàng thanh lý

Giá tốt nhất thị trường

...
Vỏ A Asus VivoBook X501 Đen Nhựa (ORG TM)
  • Giá: 100.000 
  • Tồn kho: 1
Mã: LKVNAS.X501.A
...
Vỏ A Lenovo IdeaPad G50-70 Đen Nhựa & G50-80 Z50-80 (ORG TM)
  • Giá: 150.000 
  • Tồn kho: 1
Mã: LKVNLN.G5070.A
...
Vỏ B Asus VivoBook X551 Đen Nhựa (ORG TM)
  • Giá: 100.000 
  • Tồn kho: 1
Mã: LKVNAS.X551.B
...
Vỏ C Asus ViviBook X451 Đen nhựa & F451 (ORG TM )
  • Giá: 100.000 
  • Tồn kho: 1
Mã: LKVNAS.X451.C
...
Vỏ C Asus VivoBook X551 Đen Nhựa (ORG TM)
  • Giá: 100.000 
  • Tồn kho: 2
Mã: LKVNAS.X551.C
...
Vỏ C Lenovo IdeaPad G50-70 Đen Nhựa & G50-80 Z50-80 (ORG TM)
  • Giá: 150.000 
  • Tồn kho: 1
Mã: LKVNLN.G5070.C
...
Vỏ C Asus VivoBook X501 US Đen Nhựa (ORG TM)
  • Giá: 100.000 
  • Tồn kho: 1
Mã: LKVNAS.X501.C1
...
Vỏ C Acer Aspire 5745 Ghi Nhựa (ORG TM)
  • Giá: 100.000 
  • Tồn kho: 1
Mã: LKVNAC.5745.C
...
Vỏ C Lenovo IdeaPad G40-70 AP0TG000400 Đen Nhựa & G40-30 G40-45 (ORG TM)
  • Giá: 150.000 
  • Tồn kho: 1
Mã: LKVNL.G40.70C1
...
Vỏ B Asus ROG Gaming G46V G46VW (ORG TM)
  • Giá: 150.000 
  • Tồn kho: 2
Mã: LKVNAS.G46V.B

Nhãn hàng linh kiện

LaptopCentre cung cấp linh kiện phụ kiện laptop các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới