Lỗi chipset – “căn bệnh mãn tính” của laptop
Laptop là sự kết hợp của hàng loạt những bộ phận phức tạp về cấu tạo và chức năng. Mỗi bộ phận đều đóng một vai trò quan trọng riêng. Khi chúng bị hư hại, tất yếu sẽ kéo theo một số bộ phận khác hư hại theo, kể cả bộ phận bên trong và bên ngoài, có thể ảnh hưởng lớn hoặc nhỏ đối với toàn bộ laptop của bạn. Một trong số những bộ phận quan trọng đó, nắm vai trò là “trung tâm đầu não” của laptop, đó là chipset. Và đây cũng là bộ phận dễ “mắc bệnh” nhất của laptop. Bài viết ngày hôm nay sẽ chỉ ra những lỗi chipset thường gặp để bạn sớm phát hiện và sửa chữa.
Lỗi chipset do đâu?
Laptop sử dụng một thời gian dài là nguyên nhân chủ yếu của hấu hết các bệnh liên quan. Tuổi thọ của laptop giảm cũng dẫn đến tuổi thọ của một số bộ phận giảm theo, nhiều bộ phận bị hao mòn, bị bức nhiệt, quá hạn,… Chipset cũng nằm trong số đó. Tuy không thể xác định một cách chính xác nguyên nhân lỗi chipset là do đâu, nhưng đa số chipset bị lỗi là do những nguyên nhân sau:
- Laptop được sử dụng trong thời gian khá lâu, đồng nghĩa với việc chipset cũng phải hoạt động từng đấy thời gian. Chipset từ đó bị giảm tuổi thọ và khả năng hoạt động.
- Do laptop không tản nhiệt tốt, laptop nóng làm cho bộ phận bên trong nóng theo. Đây cũng là nguyên nhân gây lỗi chipset.
- Một số tác nhân bên ngoài như: đổ ước vào laptop, rơi, va chạm mạnh, để laptop trong môi trường ẩm ướt,…
- Chạm chập mạch điện hay mạch điện không ổn định cũng dẫn đến chipset bị hư hại.
Biểu hiện khi laptop bị lỗi chipset
Bộ chipset laptop bao gồm 3 chip chủ yếu: chip cầu nam, chip bắc và chip VGA. Khi các chip này bị hư hại, bị lỗi thì sẽ dẫn đến một số triệu chứng sau: laptop đang hoạt động bỗng nhiên ngắt, màn hình chập chờn thậm chí không lên, không nhận USB hay bất cứ thiết bị kết nối nào, nguồn không ổn định,… Các triệu chứng trên cũng có thể là do RAM hoặc lỗi nguồn laptop, nhưng nếu kiểm tra không phải thì chắc chắn là do chipset.
Xem thêm: Lịch sử chipset Intel, nên mua, thay chipset Intel ở đâu uy tín tại Hà Nội
Dưới đây là một số dấu hiện nhận biết lỗi chipset laptop:
Đối với chip cầu nam:
- Kích nguồn không được: khi cắm sạc vào laptop nhưng kích nguồn lại không lên, kiểm tra IC và nạp lại BIOS mà cũng không được. Khả năng cao là do chipset đã bị hư.
- Chip Nam bị chập: khi cung cấp nguồn cho chip cầu nam, hoặc thậm chí chưa kích nguồn mà sờ tay vào chip thấy nóng ran.
- Không nhận các thiết bị kết nối: laptop không nhận USB hay các thiết bị kết nối khác. Kiểm tra lại USB và nạp lại BIOS mà vẫn không được, thì chắc chắn là chipset đã bị lỗi.
Đối với chip bắc:
- Không nhận RAM: khi cắm RAM mà laptop không nhận, kiểm tra RAM và khe RAM cũng như kiểm tra IC nguồn cấp cho RAM đều tốt, laptop vẫn không nhận RAM thì chắc chắn chip bắc đã bị lỗi.
- Các mạch nguồn (CPU, RAM, chipset) đều không xuất hình: laptop có đầy đủ nguồn cấp trước, kích nguồn có lên nhưng các mạch nguồn lại không xuất hình. Khi đó cần kiểm tra BIOS, chip cầu nam và khả năng lỗi nhiều nhất vẫn là chip bắc.
Xem thêm: Chipset Bắc có vai trò gì? sửa lỗi chipset Bắc nhanh nhất hiệu quả nhất ở Hà Nội
Đối với chip VGA:
- Laptop không lên hình: khi khởi động, laptop và windows bình thường nhưng không lên hình. Khi đó cần kiểm tra lại cap màn hình LCD, thay thử màn hình mới mà vẫn không được, điều đó chứng tỏ chân chip VGA đã bị hỏng và cần thay thế.
- Các lỗi thường gặp: trắng màn hình, màn hình sọc dọc, kẻ ngang, màn hình chập chờn lúc lên lúc không, màn hình bị nhòe,… khi kiểm tra màn hình LCD hay cap kết nối thì lỗi chắc chắn là ở chip VGA.
Trên đây là một số nguyên nhân và triệu chứng của “căn bệnh mãn tính” – lỗi chipset. Các biểu hiện lỗi chipset có thể trùng lặp với các lỗi RAM, lỗi nguồn,… Khi gặp một số biểu hiện trên, các bạn nên kiểm tra những bộ phận dễ là nguyên nhân gây ra những triệu chứng đó. Nếu tất cả đều không phải thì chắc chắn lỗi đến từ chipset của laptop. Khi đó, laptop của bạn cần được kiểm tra và thay thế chipset kịp thời để trành những tác hại lớn về sau.
Xem thêm: